Thi tuyển kỹ sư địa chất cần có những kỹ năng gì?

Kỹ sư địa chất lương nghìn đô chắc chắn luôn là niềm mơ ước của rất nhiều người, chính vì thế, quá trình tuyển kỹ sư địa chất không tránh khỏi sự cạnh tranh gắt gao. Vậy người lao động cần chuẩn bị những kỹ năng gì khi thi tuyển vào công việc này?

Ngành kỹ thuật địa chất là gì?

Trước khi muốn thi tuyển vào một ngành nghề nào đó thì bạn cũng cần nắm được nội dung mà mình sẽ theo học. Muốn thi tuyển kỹ sư địa chất thì hiểu và biết được ngành học này liên quan tới những gì là điều trước tiên mà bạn phải biết.

Có thể hiểu khái quát ngành kỹ thuật địa chất là ngành khoa học, trong đó, người ta sẽ nghiên cứu về những vấn đề của Trái đất để biết cách khai thác tài nguyên hợp lý và phục vụ cho quá trình phát triển cơ sở hạ tầng.

Khi bạn theo học để trở thành một kỹ sư địa chất thì sẽ phải nghiên cứu lượng kiến thức lớn liên quan đến quy luật vận động của vỏ Trái đất, đến địa chất. Từ đó áp dụng vào thực tế, khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả, an toàn nhất. Nhà tuyển dụng khi tuyển kỹ sư địa chất  sẽ kiểm tra những kiến thức và kỹ năng liên quan đến khảo sát các đối tượng trong lòng đất. Ngoài ra, một loạt các kỹ năng khác mà người kỹ sư địa chất cần nắm được đó chính là lấy mẫu, đo đạc, xử lý và phân tích dữ liệu.

Để theo được nghề này, ngoài những kiến thức cơ bản về đất, các phản ứng và các sự vật sự việc diễn ra dưới lòng đất, còn phải nắm được mối quan hệ, quy luật vận động của mạch nước ngầm. Tất cả những yếu tố này quyết định trực tiếp việc xử lý công việc sau này. Để giúp người kỹ sư thực hiện việc nghiên cứu dễ dàng hơn thì có các trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ hiệu quả. Các kỹ năng làm việc mà sinh viên ngành kỹ thuật địa chất được đào tạo có thể kể đến như quản lý môi trường, môi trường trong khai thác mỏ, bảo vệ môi trường ngành công nghiệp dầu khí,…

 

Những kiến thức về ngành Kỹ sư địa chất

 

Công việc của mỗi kỹ sư địa chất

Chắc hẳn mọi người thường xuyên nghe thấy ngành nghề kỹ sư địa chất nhưng nhiều người vẫn không biết được thực chất công việc cụ thể của họ là gì. Thực tế, một kỹ sư địa chất có trách nhiệm thu thập thông tin, tham gia trực tiếp vào chuyến công tác và vẽ lại những bản đồ địa chất nơi đó. Họ chính là những người điều khiển, nghiên cứu những giàn khoan lớn mà mọi người hay nhìn thấy qua tư liệu, sách báo. Công cụ chính mà các kỹ sư địa chất sử dụng đó là máy đo từ, địa chất.

Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kiến thức thực tế cao nên khi thi tuyển kỹ sư địa chất thường gồm nhiều vòng phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường là những người có chuyên môn cao, kiểm tra và phát hiện khả năng của từng ứng viên. kỹ sư địa chất là người sẽ phát hiện ra những tài nguyên khoáng sản có trong lòng đất. Từ việc nghiên cứu, đánh giá, họ sẽ đưa ra quyết định lựa chọn vị trí để xây dựng các công trình. Đặc biệt, nghề kĩ sư địa chất còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi họ có thể dự báo được những hiểm họa, thiên tai trong tự nhiên như sóng thần, động đất,…từ những nghiên cứu và phân tích của mình.

Vị trí là việc của kỹ sư địa chất được phân bố ở nhiều Bộ, ngành khác nhau trong cả nước. Từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp,…và các sở ban ngành tương ứng và các công ty,… Ở mỗi vị trí, mỗi Bộ ngành thì họ lại có những công việc tương ứng với chức danh của mình.

Câu hỏi được nhiều người thắc mắc đó là muốn trở thành kỹ sư địa chất thì phải theo họa chuyên ngành gì, tại các trường đại học nào. Có thể điểm qua một số ngôi trường chính đạo tạo ra các kĩ sư địa chất đó là Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên,…

 

Có sự tìm tòi, khám phá.

 

Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ sư địa chất

Nói về điều kiện làm việc của ngành kỹ sư địa chất hiện nay trong nước ta có thể tóm tắt qua một vài ý chính như sau. Là một nước đang trên đà phát triển, tiếp thu nền văn minh của thế giới. Những kỹ sư địa chất làm việc tại nước ta hiện nay luôn được tiếp cận với những phương tiện hiện đại của thế giới. Có thể kể đến như máy bay chuyên dụng, giúp mọi người sử dụng để khảo sát chụp ảnh mặt đất, khảo sát Đại dương bằng tàu biển được trang bị tối tân, hay thậm chí khoan xuống lòng đất tới hàng ngàn mét bằng những dàn khoan lớn,… Những bí ẩn chứa trong lòng đất dần được con người khám phá nhờ quá trình nghiên cứu và phân tích. Công việc này được nhiều người yêu thích bởi sự khám phá tuyệt vời. Họ có cơ hội tìm hiểu về đất nước mình và có dịp đi khắp mọi người trên tổ quốc cũng như nghiên cứu ở nước ngoài, trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi được khám phá những bí mật tận sâu trong lòng đất tới 10 km.

Đất nước ta là nước có nhu cầu lớn về khoáng sản, khí đốt và dầu mỏ bởi đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công việc về tìm kiếm, thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản, tài nguyên của các kỹ sư địa chất là công việc quan trọng, có vai trò lớn. Việc tuyển kỹ sư địa chất vì đó mà không được lơ là.. Để giúp đất nước phát triển, địa chất luôn phải đi đầu trong công cuộc tìm kiếm.

Các Bộ ngành cũng đặc biệt chú trọng tới việc tìm kiếm những nguồn nước dưới đất, khảo sát nền móng công trình trong thực trạng các khu dân cư, thành phố lớn mọc lên như nấm. Rồi còn các nhà máy thủy điện, các khu công nghiệp hiện đại. Những người trẻ tìm đến ngành địa chất học giống như những người đi tiên phong, là người mà đất nước luôn luôn cần đến.

 

Cơ hội nghề nghiệp lớn

 

Kiến thức và kỹ năng kỹ sư địa chất cần có

Hiểu về hành tinh của mình đang sống chính là cách giúp con người sinh tồn. Trong lòng đất luôn có rất nhiều những bí ẩn chứa đựng trong đó, từ tài nguyên khoáng sản hay những nguồn nước quý báu. Kỹ sư địa chất giúp chúng ta tìm hiểu và khai phá ra những điều kì bí trên.

Để làm được những công việc đó thì một kỹ sư địa chất cần có những kiến thức chuyên ngành:

+ Kiến thức địa chất học: Để tìm kiếm được những khoáng sản có ích thì đòi hỏi bạn cần kỹ năng nghiên cứu địa chất.

+ Kiến thức địa chất thủy văn: Đây là những kiến thức giúp con người phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp qua việc nghiên cứu, khai thác và xử lý nguồn nước,…

+ Kiến thức địa chất công trình – địa kỹ thuật:  nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.

+ Kiến thức về nguyên liệu khoáng: nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.

+ Kiến thức về công nghệ môi trường: nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.

+ Hiểu biết đa ngành về khoa học công nghệ
+ Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt.

Ngoài ra, một người kỹ sư địa chất đòi hỏi cần có tính nghiêm túc, kỉ luật trong quá trình làm việc. Khi tiếp cận và thực hiện công tác nghiên cứu phải vô cùng cẩn thận.

Khả năng hiểu biết đa ngành về khoa học công nghệ hay những cách logic, khoa học trong quá trình tiếp cận và giải quyết vấn đề cũng cực kì quan trọng. Nếu bạn muốn thi tuyển sinh kỹ sư thì trước hết bạn phải yêu thích các môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý. Yêu thích sự tìm tòi, khám phá, biết phân tích tư duy tổng hợp, có tính logic cao, cần cù, chịu khó, tính tự giác và trung thực cao trong công việc.
 

Tận tụy với công việc