Có nhiều mô hình để phân tích các yếu tố cấu thành nên năng lực, trong đó ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skill) và Kiến thức (Knowledge):
- Attitude (Phẩm chất / Thái độ)
“Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó”.
Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Thái độ thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định giá trị (value), giá trị ưu tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc. “Tôi chịu trách nhiệm. Mặc dù tôi không có khả năng ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra nhưng tôi chịu trách nhiệm cho thái độ của tôi đối với những bất hạnh trong cuộc sống. Tôi có thể chọn cách sống trong nỗi buồn khổ vĩnh viễn hay hành động để vượt lên trên tất cả, trân trọng món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng”. - Walter Anderson.
- Skill (Kỹ năng):
Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mọi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên).
- Knowledge (Kiến thức):
Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, theo xu hướng của thế giới trong những năm 2020 – 2030, ngoài các yếu tố trên thì năng lực còn bao gồm khả năng thích ứng và năng lực hỗ trợ (Khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ, phương tiện hỗ trợ học tập, làm việc,....). Khả năng thích ứng: là kỹ năng giúp con người ta hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi. Những người có khả năng thích ứng tốt thường được mô tả là người linh hoạt, dễ làm việc trong nhiều môi trường khác nhau. Khả năng thích ứng sẽ giúp chúng ta: - Sẵn sàng làm điều mới với tinh thần cởi mở - Có năng lực giao tiếp và đàm phán nhằm đạt mục tiêu với nhiều đối tượng, nhiều tình huống - Luôn tìm kiếm và học hỏi kiến thức mới với khát khao hòa nhập với môi trường mới - Năng lực phối hợp, làm việc nhóm hiệu quả với nhiều kiểu người - Trở thành nhà lãnh đạo bản lĩnh - Tiếp nhận cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về năng lực cũng như các định vị bản thân, các bạn hãy đặt mua cuốn sách "Làm thuê hay Khởi nghiệp" nhé.
- Link đọc thử sách và đặt sách: https://lamthuehaykhoinghiep.novaedu.vn/
Bình luận bài viết